Công nghệ mới kỷ nguyên bùng nổ khí đốt
Với tốc độ chớp nhoáng, tại Mỹ vừa xuất hiện 11 nhà máy điện chạy bằng khí đốt siêu hiện đại nhằm thay thế những nhà máy điện chạy dầu từ lâu đã trở thành phổ biến ở quốc gia này. Đó là sự khởi đầu thời đại khí đốt trong ngành năng lượng Mỹ. Đó cũng là khởi đầu sự cáo chung của thời đại dầu hỏa, ít nhất là trong ngành năng lượng. Dầu hỏa sẽ chỉ còn trị vì một thời gian độc nhất trong ngành giao thông, bởi xăng dầu hiện thời vẫn là nhiên liệu động cơ đốt trong tốt và rẻ nhất. Nhờ khí đốt, thế giới sẽ tự giải phóng dần ra khỏi sự lệ thuộc vào OPEC. Chìa khóa đảm bảo phản ánh phổ cập thành công của khí đốt ẩn giấu trong 3 chữ, mà ngày nay đã thành câu nói thường nhật từ Niu-oóc đến Tokyo. Đó là LNG (Liquefied Natural Gas), tức khí đốt làm lạnh xuống -160oC, được hóa lỏng và sẵn sàng "đóng gói'' (ở dạng này, khí đốt có khối lượng thu nhỏ xuống mức chỉ bằng 1/600 khối lượng tự nhiên của nó). Sẽ không cần phải xây dựng đường ống dẫn dầu tốn kém, và khí đốt có thể đưa đến bất cứ địa điểm nào trên trái đất. Phương pháp ''đóng gói'' này đã được nghiên cứu từ những năm 60, thế kỷ trước, song mãi đến bây giờ người ta mới giảm được một nửa chi phí sản xuất và khiến việc vận chuyển nó trở thành có lãi. Trong vận hành, toàn cầu đã có 25% khí đốt được vận chuyển bằng phương pháp này. LNG không chỉ là phương án, mà là phương pháp đảm bảo an ninh năng lượng của Mỹ. Tất cả doanh nghiệp thuộc ngành năng lượng muốn có chỗ đứng trên thị trường trong thế kỷ XXI, ngay từ hôm nay bắt buộc phải đầu tư vào khí hóa lỏng. 50 tỷ đô la đã được đầu tư cho lĩnh vực LNG. Theo tiên đoán của John Gass phó Chủ tịch Chevron Texaco, tập đoàn dầu lửa lớn nhất thế giới, đến năm 2025, như nguồn năng lượng, khí đốt sẽ vượt qua mặt dầu lửa. Điều đó có nghĩa, từ nay đến thời điểm đó, lượng tiêu thụ khí đốt trên toàn thế giới sẽ tăng gấp đôi! Mối tình Nga - Mỹ Gíữa tháng 9 năm 2003, đoàn đại biểu tập đoàn khí đốt lớn nhất nước Nga và thế giới Gazprom với đích thân Ông chủ tịch đặt chân tới Oa-sinh-tơn. Sau khi trở về Matxcơva, Ông Chủ tịch Gazprom tuyên bố rằng, người Mỹ sẽ là cổ đông của Gazprom. Người Mỹ sẽ góp 10 tỷ USD để xây dựng nhà máy LNG ở Mumanscơ. Xí nghiệp sẽ chế biến khí đốt từ mỏ Sztokmanốpcơ (trên biển Ba ren) Phó chủ tịch Gazprom tiết lộ, theo kế hoạch, phía Nga sẽ mua tầu vận chuyển khí đốt sang Mỹ. Ngay bây giờ, dự trữ của bản thân và lượng khí đốt nôâjp khẩu từ Canada đã không đủ đáp ứng nhu cầu của Mỹ. Chỉ 10 năm nữa, Mỹ sẽ trở thành nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới; những đơn đặt hàng mới chủ yếu thực hiện theo công nghệ LNG. Hiện nay Mỹ nhập khẩu khoảng 6,5 tỷ mét khối LNG, trong 15 năm tới, con số này sẽ tăng gấp 20 lần! Chỉ tính thời gian từ 2007 đến 2010, phía Mỹ sẽ xây dựng 4 cầu để tiếp nhận các tầu chở khí hóa lỏng. Cầu tầu đầu tiên sẽ được đưa vào sử dụng ngay trong năm 2007, tại vịnh Mêhicô. Mối quan tâm đến công nghệ LNG của người Mỹ đồng nghĩa với việc bắt đầu những khoản đầu tư khổng lồ trên toàn thế giới. Angiêri, quốc gia sản xuất LNG lớn nhất (25 triệu tấn/năm) đang gia tăng công suất sản xuất. Mùa hè năm 2003 IRan bắt đầu xây dựng nhà máy với công suất 8,6 triệu Tấn/năm. Tập đoàn liên doanh Anh - Hà Lan Shell đầu tư 10 tỷ USD cùng với các tập đoàn Nhật bản Mitsui và Mitsubishi triển khai dự án Xa-kha-linII. Đó là danh mục đầu tư nước ngoài vào Nga lớn nhất. Sản xuất LNG ở Xa-kha-lin bắt đầu vào năm 2007 và sẽ được tiếp tục tối thiểu 30 năm sau. Với tư cách hãng sản xuất LNG lớn nhất hiện nay (9 triệu tấn/năm), Shell còn đầu tư vào Oxtrâylia (chung với Chevron Texaco); những hãng ở đó đã có hợp đồng bán cho Mỹ 4 triệu tấn LNG/năm, bắt đầu từ năm 2008. Tiếp theo, nhờ đầu tư của Exxon Mobil và Quatar Petroleum (trị giá 8 tỷ USD) từ năm 2009, mỗi năm nước Mỹ sẽ nhập khẩu 15,6 triệu tấn LNG. Những nhà sản xuất khí đốt khổng lồ khác, thí dụ - British Gas cũng đầu tư vào LNG (Ai Cập, Inđônêxia và Triniđat).
Chia tay với dầu lửa? Đó là sự khởi đầu của cuộc cách mạng khí đốt thực sự - TS Daniel Yergin chủ tịch Cambridge Energy Reseach Associates, một trong những trung tâm nghiên cứu thị trường năng lượng quan trọng nhất ở Mỹ, tác giả cuốn sách đăng quang giải thưởng báo chí Pulizer "Trận chiến tìm kiếm dầu lửa, tiền và quyền lực" khẳng định. Ba năm trước Yergin từng tuyên bố rằng, vai trò thống trị thế giới của dầu lửa sẽ còn kéo dài vài ba chục năm nữa. Bây giờ Yergin đã thay đổi quan điểm. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC đối tượng điều khiển giá cả trên thị trường thế giới có lý do để lo lắng. Nỗi lo càng lớn hơn, khi biết rằng, các mỏ khí đất mới tìm thấy trên thế giới đều có trữ lượng khổng lồ. Theo tạp chí chuyên ngành ''World Oil'', riêng những mỏ đã điều tra đã có trữ lượng khoảng 166 ngàn tỷ mét khối. Để so sánh TS. Yergin ước tính: - Nếu các mỏ dầu lửa trên thế giới sẽ cạn sau 30 năm nữa, thì các mỏ khí đốt - sau 60 năm. Cũng theo Yergin, ''A rập Xe-út khí đốt'' chính là LB Nga, nơi tập trung 34% trữ lượng nguyên liệu này của thế giới. Quatar và I Ran cũng có những mỏ vĩ đại (cả hai chiếm 32% trữ lượng thế giới). Na Uy, Inđônêxia, Nigiêria và Angola cũng có dự trữ to lớn. Hiện nay thế giới sản xuất khoảng 2,5 ngàn tỷ mét khối khí đốt năm; trong đó Mỹ tiêu thụ 25 %, Tây Âu - 17%, Nga - 15%, Nhật và Ôxtrâylia - 12%. Tại cuộc gặp thượng đỉnh OPEC tháng 12 năm 2003 người ta cũng bàn đến việc thành lập cacten - tổ chức sẽ nắm quyền kiểm soát giá khí đốt. Các tỷ phú dầu lửa đã tỏ ra bất lực. Yếu tố địa phương hóa các mỏ khí đốt (ở tất cả các vùng lãnh thổ thế giới) tự nhiên đã loại bỏ khả năng xuất hiện tổ chức theo mô hình OPEC với quyền lực chi phối giá khí đốt trên thị trường thế giới. Điều đó có nghĩa giá cả sản phẩm sẽ do thị trường tự do hình thành, như vậy chắc chắn sẽ rẻ hơn giá xăng dầu. Nhà máy điện chạy bằng khí đốt gia đình Ngoài giá cả xăng dầu do PEC nâng cao một cách giả tạo, nhu cầu điện ngày càng gia tăng sẽ khiến cho khí đốt càng ố cơ may phát triển. Mức tiêu thụ điện gia tăng cùng với tốc độ gia tăng GDP, nếu GDP tăng 3%, mức tiêu thụ điện sẽ tăng trung bình 2%. Tại các quốc gia đang phát triển, chỉ số này còn cao hơn nhiều (thí dụ - ở Trung Quốc, mức tiêu thụ điện gia tăng với tốc độ gần 20%/năm). So với xăng dầu và than đá, khí đốt là nhiên liệu ít gây tác động tiêu cực tới môi trường hơn (trong quá trình cháy, khí đốt thải ra lượng oxit lưu huỳnh thấp hơn 25% so với xăng dầu và 50% thấp hơn so với than đá) nên sẽ dễ được sử dụng để sản xuất điện năng. Những công nghệ mới này sẽ còn kích thích nhu cầu sử dụng khí đốt. Tua bin khí chu trình hỗn hợp (CCGT) rẻ hơn, không phá hủy môi trường và thời gian xây dựng, lắp đặt rất ngắn. Thậm chí các thị trấn nhỏ cũng có thể dễ dàng xây dựng nhà máy điện theo công nghệ này. Theo dự báo, chỉ đến thập kỷ sau, nhà máy điện với tua bin CCGT sẽ thay thế dần các nhà máy điện truyền thống hiện hành. (Nguồn: TTQLNĐ) |
0 Comments:
Post a Comment
<< Home